Khí hậu Hồ Ontario

Hồ có hiện tượng thủy triều giả tự nhiên xảy ra trong khoảng 11 phút. Hiệu ứng thủy triều giả (seiche) thông thường chỉ khoảng 3⁄4 inch (2 cm) nhưng có thể được khuếch đại mạnh do chuyển động của Trái Đất, gió và sự thay đổi áp suất khí quyển. Do độ sâu lớn, vào mùa đông toàn bộ hồ không hoàn toàn đóng băng, nhưng có một lớp băng bao phủ từ 10% đến 90% diện tích hồ thường phát triển, tùy theo vào mức độ khắc nghiệt của thời tiết. Các tảng băng thường hình thành dọc theo bờ hồ và ở các vịnh nước chùng do không sâu lắm. Trong suốt mùa đông các năm 1877 và 1878, độ phủ băng lên đến 95-100% diện tích hồ. Trong cuộc chiến năm 1812, lớp băng phủ đã đủ ổn định và cứng khiến chỉ huy hải quân Hoa Kỳ đóng tại cảng Sackets lo sợ về một cuộc tấn công của Anh từ Kingston xuyên qua trên lớp băng. Người ta ghi nhận ghi nhận mặt hồ đóng băng hoàn toàn trong năm lần: vào năm 1830,[16] 1874, 1893, 1912, và 1934.[17]

Vào mùa đông, các cơn gió lạnh lướt qua mặt nước hồ ấm hơn, hút độ ẩm bên dưới và trả lại hồ các bông tuyết rơi do hiệu ứng hồ. Do các cơn gió mùa đông phổ biến đến từ phía tây bắc, vì vậy đường bờ hồ phía nam và đông nam được gọi là vành đai tuyết. Lượng tuyết rơi từ 600 feet trở lên (600  cm) xảy ra ở khu vực giữa Oswego và Pulaski, New York vào một số mùa đông. Đồi Tug là một khu vực đất cao cũng bị tác động bởi tuyết rơi do hiệu ứng hồ, cách hồ Ontario 20 dặm (32 km) về phía đông. Đồi cũng như cái tên của chính nó là nơi có tuyết rơi hơn nhiều hơn bất kỳ vùng nào khác ở Miền Đông Hoa Kỳ. Vì vậy, đồi Tug là một địa điểm phổ biến cho những người đam mê mùa đông, chẳng hạn như vận động viên trượt tuyết và trượt tuyết băng đồng. Tuyết rơi do hiệu ứng hồ thường kéo dài trong đất liền đến tận thành phố Syracuse và là thành phố thường ghi nhận lượng tuyết rơi vào mùa đông nhiều nhất trong các thành phố lớn nào ở Hoa Kỳ. Trên thế giới, một số thành phố cũng có lượng tuyết rơi lớn hơn hàng năm, ví dụ như Québec, trung bình lượng tuyết rơi là 135 inch (340 cm) và Sapporo, Nhật Bản, nhận 250 inch (640 cm) mỗi năm và thường được coi là thành phố có nhiều tuyết nhất trên thế giới.

Sự tương phản nhiệt có thể gây ra các điều kiện thời tiết sương mù (đặc biệt là vào mùa thu), là một trong những trở ngại đối với những người chèo thuyền giải trí. Vào mùa xuân, gió từ hồ có xu hướng làm chậm quá trình nở hoa của cây ăn trái cho đến khi nguy cơ xuất hiện băng giá qua đi, và vào mùa thu kìm hãm sự tấn công của sương giá mùa thu, đặc biệt là ở bờ biển phía nam. Những cơn gió mát trên bờ cũng làm chậm quá trình nở hoa sớm của cây ăn trái và hoa cho đến cuối mùa xuân, bảo vệ chúng khỏi những thiệt hại mà sương giá có thể xảy ra. Các hiệu ứng vi khí hậu như trên cho phép quá trình sản xuất trái cây mềm với điều kiện khí hậu lục địa, và bờ tây nam là một khu vực lớn trồng cây ăn trái. Nhiều vườn kinh doanh xung quanh thành phố Rochester trồng các loại trái cây như táo tây, anh đào, , mậnđào. Giữa Stoney Creek, OntarioNiagara-on-the-Lakebán đảo Niagara là một khu vực trồng trái cây và sản xuất rượu vang lớn. Vùng trồng nho trải dài qua biên giới quốc tế đến các quận như NiagaraOrleans ở New York. Các giống táo chịu được khí hậu khắc nghiệt hơn được trồng ở bờ phía bắc của hồ, xung quanh thị trấn Cobourg.

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Hồ Ontario http://www.cbc.ca/news/canada/ottawa/kingston-teen... http://www.garymay.ca/article18.htm http://www.geology.utoronto.ca/Members/eyles/eyles... http://www.cnn.com/2012/08/19/world/americas/canad... http://www.rd.com/true-stories/inspiring/the-unsin... http://www.thespec.com/news/ontario/article/783488... http://archive.wikiwix.com/cache/20110224025742/ht... http://archive.wikiwix.com/cache/20150323013541/ht... http://www.coastwatch.msu.edu/ http://www.epa.gov/glnpo/atlas/gl-fact1.html